Bài viết này mình muốn chia sẻ cách cài đặt và cấu hình VPS Vultr ở mức đơn giản nhất. Để bạn có thể cài đặt và sử dụng website wordpress. Bài viết mang tính hướng dẫn và tham khảo chi tiết. Mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến để mình hoàn thiện trong phần comment nhé. Yêu cầu thực hiện việc cài đặt VPS vutrl thì phải cần tài khoản Vultr nhé. Mình sẽ có bài biết hướng dẫn sử dụng Vultr, mua VPS tại Vultr và cách thức thanh toán sau.
Đôi lời giới thiệu Vultr
Cloud vultr là một dịch vụ cung cấp máy chủ tốt ít nhất là trên phương diện giá cả( các bạn đừng so sánh với google cloud mình có bài 0.9$/năm đâu nhé). Thứ nữa là có tốc độ truy cập về VN tương đối tốt. THời gian uptime của hệ thống gần như là 99.5%.
và hệ thống vultr cung cấp khá đầy đủ các cấu hình phần cứng tương đương với mức chi phí phù hợp. Bài viết này mình sử dụng gói nhỏ nhất là 5$/ tháng. Cho hệ điều hành Ubuntu, và location Singapo cho tốc độ tối ưu tới việt nam.
Về webinoly
Như mình được biết thì webinoly được làm để tối ưu hóa máy chủ LEMP ( optimized LEMP Web Server). Bạn chỉ cần 1 dòng lệnh là cài đặt và nó tự chạy thôi ez vl. Sau khi cài xong webinoly bạn sẽ có combo: Linux ubuntu + Nginx + MariaDB (Mysql) + PHP.
Webinoly được tối ưu cho nhiều hệ thống VPS hiện hữu trong đó bao gồm cả Vultr. Khi cài và sử dụng webinoly bạn sẽ có các điểm mạnh sau:
- Auto cài chứng chỉ SSL miễn phí tới website của bạn với Let’s Encryt.
- PHP v7.3 ( và hững bản cũ hơn nếu bạn cần).
- FastCgi chache và Redis Object cache cho website wordpress.
- Tự động tối uu hệ thống phần cứng dù phần cứng của bạn có cùi vẫn dùng ok nhé.
Tạm thời thế đã, ngoài ra nó còn một loạt các thứ khác. cơ mà chưa đề cập ra đây, bừa nào rảnh viết dài sau. tạm giới thiệu vậy đã, giờ vào bài chính.
Cài đặt Webinoly lên vps Vultr
Để cài đc thằng ông mễnh webinoly này thì cần VPS chạy ubuntu bản 16.04 hoặc 18.04 nhé. Và VPS cần mở các port: 22, 25, 80, 443, 371, 22222. Việc mở port cho VPS vultr sẽ không cần thiết vì thằng Vultr này mở Port hết rồi. bắt đầu nhé
Tạo 1 con VPS trên Vultr nào
sau khi đăng nhập vào trang quản trị của Vultr thì chọn đấu + nhé:
Kế đó thì chọn vị trí đặt server, Ở bài này vì khách hàng của mình có lượng traffic từ VN lớn nên mình chọn Singapore.
Tiếp theo là chọn hệ điều hành cho VPS. Vì mình cần cài webinoly nên mình chọn ubuntu 16.04 hoặc 18.04, ở đây mình chọn 16.04.
Sau đó là giá tiền, mình muốn tiết kiệm chi phí và tối ưu hệ thống nên mình sử dụng gói 5$/ tháng. Và ấn oke rồi chờ Vutrl tạo máy chủ cho bạn nhé. Chờ một lúc rồi bật VPS lên nhé Click chọn manage để vào trang quản lý VPS của Vultr.
Mình không thích cái terminal của thằng vultr, nó khá cùi. Thực ra là gét vì nó không cho copy và paste. Thật sự là gét vcc luôn nên chả bao giơ fminhf dùng. Còn mình thì chỉ sử dụng Putty để điều khiển VPS. Bạn có thể tải PuTTY về từ trang chủ của nó: https://www.putty.org . Và cài đặt như sau: copy địa chỉ Ip vps rồi dán vào host name của putty rồi open.
Sau khi đăng nhập VPS vultr hoàn tất ta sẽ có như sau:
Giờ bắt đầu triển khai cài nhé. Đầu tiên, việc làm sau khi setup VPS là cập nhật hệ điều hành. Đặc biệt với ubuntu sẽ luôn có những bản vá bản cập nhật bảo mật nên chắc chắn rồi. bạn cập nhật ubuntu 16.04 với câu lệnh:
sudo apt update && sudo apt -y upgrade
Sau đó cập nhật lại múi giờ, vì location vps ta để ở Singapore mà đối tượng và người dùng quản lý ở VN nên chuyển về VN cho dễ cài đặt.
dpkg-reconfigure tzdata
Cài đặt webinoly bằng đoạn script
wget -qO weby qrok.es/wy && sudo bash weby 3
rồi chờ hệ thống tự chạy, một lát sau khi hoàn tất việc cài đặt sẽ có một số thông số đăng nhập
Tiếp sau mình cần cài thêm 1 số trình nén và giải nén (mặc định VPS chưa có nhé) :
cài trình nén ZIP:
sudo apt install zip -y
Cài trình giải nén ZIP:
sudo apt install unzip -y
Nếu bạn quan tâm nhiều hơn tới hiệu năng của VPS thì cài thêm một số Wp-cron nữa. trước tiên là thiết lập 1 task cron:
crontab -e
Sau đó ta thực yêu cầu cron chạy mỗi 1 phút một lần, (hoặc VPS manh hơn ta có thể tăng thời gian cron chạy) :
*/1 * * * * curl http://website wordpress.com/wp-cron.php?doing_wp_cron > /dev/null 2>&1
Đoạn này thì mình làm trc, vì chưa thêm domain vào nên câu lên chạy cron kia mình nên để đoạn sau.
Tiếp sau là việc add thêm domain vào VPS vultr. Bài viết này mình add thêm domain s2.nghiart.com vào con VPS vultr này:
sudo site s2.nghiart.com -wp
Sau đó mình cần cài SSL của let’s encrypt cho domain s2.nghiart.com. Đầu tiên là config direct s2.nghiart.com vào dải IP của thằng Vultr này đã:
sau đó nạp lệnh:
sudo site s2.nghiart.com -ssl-on
Để cài chứng chỉ SSL cho website trên VPS.
việc cài đặt VPS chạy wordpress, cơ bản tới đây là hoàn tất. Tuy nhiên bạn lưu ý rằng thằng webioly này cài sẵn memcache và redis, tuy nhiên lại không cài Wp-roket. Để xóa thằng memcache và redis sử dụng đoạn mã sau:
sudo apt-get remove memcached -y sudo apt-get remove redis-server -y
Và nếu bạn sử dụng WP-Rocket plugin trên VPS vultr sử dụng webinoly thì bạn cần cài Rocket-Nginx như sau:
cd cd /etc/nginx git clone https://github.com/maximejobin/rocket-nginx.git cd rocket-nginx cp rocket-nginx.ini.disabled rocket-nginx.ini php rocket-parser.php
tại file config của website bạn cài rocket-nginx đoạn: “/etc/nginx/sites-available” cần thêm vào:
# Rocket-Nginx configuration include rocket-nginx/default.conf;
Sau đó khởi động lại Nginx bằng dòng lệnh:
service nginx reload
Quên, thằng webinoly này còn dùng HttpAuth để bảo mật, nếu bạn lười và ngại ko muốn sài nó thì dùng đoạn mã sau để tắt nó đi.
httpauth -wp-admin-off
Vậy là giờ ta có thể cài wordpress bình thường rồi:
Trong một số trường hợp việc connect bằng sfpt của webinoly không dễ dàng ( như ở trên google cloud và amazon cloud). Cần chuyển quyền cho user: www-data:
sudo webinoly -login-www-data=on
Tuy nhiên thằng Vultr này thì không cần thiết.
Kết nối vào dữ liệu trên VPS vultr bằng SFTP
đoạn này mình sẽ hướng dẫn các bạn kết nối vào hệ thống file trên website đặt trên VPS vultr. Mình định cài một số trình fpt cơ bản như hơi lằng nhằng và dài dòng. Thôi làm cái này cho mỳ ăn liên cho nhanh. Ở đây mình sử dụng FileZilla và SmartFTP, để kết nối:
FileZilla to VPS Vultr
Bạn chỉ cần cài đặt như sau đối với filezilla: Host: sftp:// dải ip của VPS / username: root / password: mật khẩu của root. Là vào được.
SmartFTP to VPS vultr
cài đặt smartFTP để connect tới VPS cũng đơn giản, có khi còn đơn giản hơn là filezilla nữa. Cấu hình như ở hình phía dưới là dc nhé.
Giờ thì bạn có thể chnhr sửa file, folder các thứ trực tiếp qua filezilla hoặc smartftp.
Phần kết với quả test speed Vps vultr singapore:
Bạn cho mình hỏi. Mình cài đặt webinoly và wordpress thành công rồi, vào được trang web rồi. Nhưng khi cài đặt SSL xong thì không vào được nữa, tắt ssl thì vào lại được. phải làm sao để cài SSL vậy, còn phải thực hiện bước nào nữa không bạn. mình cài trên VPS amazon
có lẽ bạn cài wordpress trước khi cài ssl. Giờ bạn đăng nhập vào web lúc ko có ssl nhé, xong chỉ lại địa chỉ web có ssl, save lại.
Xong vào ternimal bật lại ssl, và reenew ssl như sau:
sudo site ten web cua bạn -ssl=on
sudo site ten web cua bạn -ssl=force-renewal